Bối cảnh Chia_rẽ_Trung-Xô

Cội rễ của sự chia rẽ bắt đầu trong thập niên 1930 khi Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông tiến hành đồng thời cuộc kháng chiến chống Nhật Bản và một cuộc nội chiến chống Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch. Mao gần như làm ngơ khuyến cáo và chỉ thị của StalinĐệ Tam Quốc tế cách tiến hành cuộc cách mạng tại Trung Quốc. Lý thuyết truyền thống của chủ nghĩa Lenin, vào thời này đã được nâng lên cấp giáo điều không bị chất vấn tại Liên Xô, là sự đấu tranh cách mạng phải lấy giai cấp lao động thành thị làm nòng cốt, đó là một giai cấp dường như không tồn tại ở Trung Quốc; vì thế thay vào đó Mao Trạch Đông đã vận dụng huy động lực lượng nông dân.

Trong suốt Thế chiến thứ Hai, Stalin hối thúc Mao thành lập một liên minh với Tưởng Giới Thạch để chống Nhật Bản. Thậm chí sau chiến tranh, Stalin đã khuyên Mao đừng nên mưu toan giành lấy quyền lực mà nên thương lượng với Tưởng; Stalin ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Tưởng vào giữa năm 1945. Mao chấp thuận lời khuyên của Stalin một cách khôn khéo ngoài mặt nhưng thực tế thì làm ngơ lời khuyên đó bằng cách đánh đuổi Tưởng khỏi lục địa Trung Quốc và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào tháng 10 năm 1949. Tuy nhiên chẳng bao lâu sau đó, một cuộc viếng thăm dài hai tháng của Mao đã đạt được kết quả cao độ với Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Trung-Xô (1950) bao gồm một khoản cho vay lãi suất thấp của Liên Xô giá trị 300 triệu rúp và liên minh quân sự 30 năm chống hành động xâm lược của Nhật Bản.

Tuy nhiên vào lúc đó, Bắc Kinh đã bắt đầu nỗ lực hất chân vai trò lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới của Moskva. Mao và các người ủng hộ ông đã tích cực quảng bá ý tưởng rằng các phong trào cộng sản tại Á châu, và phần còn lại của thế giới, nên theo gương cách mạng của Trung Quốc, chứ không phải là của Nga. Chẳng hạn vào năm 1947, Mao đã trao cho ký giả Mỹ Anna Louise Strong các tài liệu và hướng dẫn bà "trình các tài liệu này cho các lãnh tụ Đảng tại Hoa Kỳchâu Âu" nhưng không nghĩ rằng "cần thiết đem các tài liệu này đến Moskva." Ann Louise Strong cũng có viết một bài báo có tựa đề "Tư tưởng Mao Trạch Đông" (The Thought of Mao Tse-tung) và một cuốn sách Bình minh từ Trung Quốc (Dawn Out of China) trong đó bao gồm những lời cho rằng thành tựu vĩ đại của Mao là thay đổi Chủ nghĩa Marx từ hình thức châu Âu sang một hình thức châu Á... trong cách mà cả Marx và Lenin không thể nào mơ." Cuốn sách bị cấm tại Liên Xô. Vài năm sau đó, vào lần họp mặt cộng sản quốc tế đầu tiên tại Bắc Kinh, Lưu Thiếu Kỳ, một người nổi bật ủng hộ Mao, đã đọc một bài diễn văn ca ngợi "con đường Mao Trạch Đông" (Mao Tse-tung road) như là con đường đúng đắn của cách mạng cộng sản và cảnh cáo rằng sẽ sai trái nếu đi theo con đường nào khác; Lưu Thiếu Kỳ đã không ca ngợi Stalin hoặc mô hình Liên Xô thậm chí chỉ là một lần. Tuy nhiên sự căng thẳng diễn ra tại Bán đảo Triều Tiên và một nỗi lo đang hình thành về một cuộc can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại đó, các tình huống chính trị địa dư cho thấy rằng cả hai quốc gia này không thể chịu đựng được một sự rạn nứt về ý thức hệ và vì vậy liên minh của họ tiếp tục kéo dài.

Suốt thập niên 1950, Trung Quốc được một số đông các cố vấn Liên Xô hướng dẫn đã theo mô hình phát triển của Liên Xô, đặt trọng tâm vào công nghiệp nặng với vốn trích ra từ thặng dư của nông dân trong lúc coi sản xuất hàng hóa tiêu thụ là ưu tiên thứ hai. Tuy nhiên vào cuối thập niên 1950, Mao đã bắt đầu phát triển ý tưởng mới về cách làm sao Trung Quốc tiến ngay lên chủ nghĩa Xã hội qua việc huy động các lực lượng lao động khổng lồ của Trung Quốc — các ý tưởng này dẫn đến phong trào Đại nhảy vọt.

Các chết của Stalin năm 1953 đã tạo ra một tình hình mới trong thế giới cộng sản. Khi Stalin mất, Mao cảm thấy rằng ông bây giờ là một lãnh đạo kỳ cựu, và ông trở nên ngày càng bực tức khi các nhà lãnh đạo mới của Liên Xô như Georgy MalenkovNikita Khrushchev đã không ban cho ông cái tư cách đó. Tuy nhiên, thời kỳ này đã chứng kiến một sự hồi sinh ngắn ngủi tình hữu nghị Trung-Xô. Mao được trấn an bởi chuyến viếng thăm chính thức của Khrushchev đến Trung Quốc năm 1954 mà trong chuyến đi đó đã chính thức trao trả căn cứ hải quân Lữ Thuận Khẩu cho Trung Quốc. Liên Xô đã giúp đỡ về kỹ thuật trong 156 ngành công nghiệp chính khác nhau trong kế hoạch năm năm lần thứ nhất của Trung Quốc cùng với một khoản cho vay tổng cộng lên đến 520 triệu rúp. Hai quốc gia cũng hợp tác tại Hội nghị Genève năm 1954 để thuyết phục Việt Nam Dân chủ Cộng hoà chấp thuận chia cắt tạm thời Việt Nam theo vĩ tuyến 17.

Nhưng các chính sách của Khrushchev bắt đầu làm cho Mao khó chịu. Mao không công khai sự bất đồng của mình khi Khrushchev lên án Stalin trong bài diễn văn bí mật đọc tại Đại hội Đảng lần thứ 20 Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1956, hoặc khi Khrushchev nối lại quan hệ với chế độ của Josip Broz Tito tại Nam Tư là chế độ mà Stalin đã lên án năm 1947. Nhưng Mao đã ủng hộ Stalin trong nhiều cách, cả về tư tưởng và chính trị, và Khrushchev cố tình tháo gỡ sự ủng hộ đó trong một loạt bài diễn văn công và tư, cố ý bác bỏ gần như tất cả những gì thuộc sự lãnh đạo của Stalin, thông báo kết thúc Đệ Tam Quốc tế, và, gây khó chịu nhất cho Mao là xem nhẹ lý thuyết nòng cốt của chủ nghĩa Marx-Lênin về xung đột vũ trang không tránh khỏi giữa chủ nghĩa tư bảnchủ nghĩa xã hội. Kết quả là, Khrushchev đã đi tiên phong với ý tưởng "Cùng chung sống hòa bình" giữa các quốc gia cộng sản và tư bản. Tuy nhiên, điều này đặt ra một thử thách trực tiếp đến chính sách ngoại giao "dựa vào một bên" (lean-to-one-side) mà Mao đã áp dụng sau nội chiến Trung Quốc, khi mà có mối đe dọa trực tiếp từ sự can thiệp quân sự của Nhật Bản và Hoa Kỳ trong chuyện nội bộ của Trung Quốc (điều cần thiết là phải liên minh toàn diện với Liên Xô). Thật sự, Khrushchev đã mưu toan hủy bỏ chính điều kiện đã tạo ra Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Trung-Xô năm 1950 rất hấp dẫn Mao ngay từ lúc đầu. Mao rất đỗi giận dữ vì những hành động này, và càng ngày có cảm giác rằng giới lãnh đạo Liên Xô đang rút lui không chỉ về mặt trận tư tưởng - từ chủ nghĩa Marx-Lênin và từ đấu tranh cho sự thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản trên thế giới - mà còn rút lui trong mặt trận quân sự bằng việc dường như không còn bảo đảm hỗ trợ Trung Quốc nếu có chiến tranh với Hoa Kỳ. Khoảng 1959, giai đoạn đã được định sẵn cho một sự rạn nứt giữa hai siêu cường cộng sản.